LOGO ACESO

Tư vấn bán hàng

090 3456 934

Trang chủ»Góc sức khỏe»Bệnh Parkinson - nguyên nhân, triệu chứng và điều trị?

Bệnh Parkinson - nguyên nhân, triệu chứng và điều trị?

Bệnh Parkinson: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị?

 

1. Bệnh parkinson là gì?

 

Bệnh Parkinson là một rối loạn thần kinh mạn tính, tiến triển chậm, do thoái hóa tế bào thần kinh ở chất đen gây thiếu hụt dopamin, làm mất cân bằng trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, đưa đến rối loạn chức năng vận động. [1]

 

Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson chung khoảng chừng 1-2/1000 người, tỷ lệ người già mắc căn bệnh này cao gấp 5-10 lần so với tỷ lệ mắc bệnh chung. Tuổi khởi phát bệnh trung bình 60 tuổi, bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian và dẫn đến tàn phế. Tỷ lệ mắc giữa nam và nữ tương đương, không có sự khác biệt về chủng tộc cũng như đặc điểm xã hội.

 

benh-parkinson-1

 

2. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson

 

Trong bệnh Parkinson có sự thoái hóa thần kinh tiến triển, phá hủy các tế bào dopamin sắc tố, dẫn đến giảm sút lượng dopamin trong não. Mặc dù vậy, nguyên nhân của bệnh Parkinson chưa được biết đầy đủ. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh Parkinson đã biết:

  • Sau viêm não: viêm não von Economo, viêm não virus nhóm B.
  • Teo hệ nhân xám của hệ thần kinh trung ương.
  • Chấn thương sọ não và tổn thương chỗ ở não.
  • Tiếp xúc trong thời gian dài với một số chất độc (bụi Mangan, carbon disulfit) và ngộ độc carbon monoxyt.
  • Dùng thuốc kích thích MPTP (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,4,6-tetrahydropyridin) với mục địch giải trí. Chất này khi vào cơ thể sẽ bị thủy phân tạo thành chất có tác dụng phá hủy chọn lọc các tế bào thần kinh của hệ tiết dopamin ở liềm đen.
  • Dùng các thuốc an thần kinh liều cao kéo dài có thể gây ra hội chứng Parkinson có hồi phục sau khi ngừng thuốc: một số thuốc họ phenothiazin (chlopromazin, fluphenazin); reserpin, metochlopramid, amitryptilin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng khác...

 

Ngoài các nguyên nhân kể trên người ta cũng đề cập đến các vẫn đề sau:

  • Giả thuyết về quá trình lão hóa: bệnh Parkinson chỉ xảy ra ở người già chủ yếu sau 60 tuổi.
  • Vai trò của yếu tố di truyền: >10% bệnh nhân parkinson có tiền sử gia đình.
  • Sự chết cûa các neuron tiết dopamin: vai trò của các gốc tự do và sự chết có chương trình của các tế bào thần kinh. 
  • Phá hủy các tế bào dopamin sắc tố được xem là một trong các nguyên nhân gây bệnh
  • Phá hủy các tế bào dopamin sắc tố được xem là một trong các nguyên nhân gây bệnh

 

3. Bệnh sinh của bệnh Parkinson

 

Các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng kích thích và ức chế bao gồm dopamin (dopamin được sản sinh ra từ các cấu trúc trong bạch nền và hệ ngoại tháp), acetycholin, GABA và glutamat. Khi các chất này lưu hành trong máu giúp điều chỉnh vạn động hữu ý, trương lực cơ lúc nghỉ và tư thế.

 

Bình thường, có sự cân bằng giữa tác động kích thích của acetylcholin và tác động ức chế của dopamin trong hệ thần kinh trung ương. Trong bệnh Parkinson do thoái hóa hệ thống tiết dopamin ở đường liềm den – thể vân nên có sự suy giảm lượng dopamin (nhưng lượng acetylcholin không biến đổi), từ đó sẽ dẫn tới mất cân bằng giữa kích thích và ức chế trong hệ thần kinh trung ương.

 

Hội chứng ngoại tháp là tập hợp các rối loạn về vận động và trương lực cơ đặc trưng do sự mất cân bằng giữa kích thích và ức chế lên hạch nền và hệ ngoại tháp. Bệnh Parkinson là thể thường gặp nhất của hội chứng ngoại tháp, ngoài ra còn nhỉu bệnh lý và tổn thương não khác có thể gây ra hội chứng ngoại tháp.

 

4. Triệu chứng bệnh Parkinson

 

benh-parkinson-2

 

4.1. Triệu chứng lâm sàng

 

Bốn triệu chứng điển hình cuả bệnh Parkinson là: run khi nghỉ, tăng trương lực cơ, giảm động tác và cuối cùng là bất thường về dáng đi và tư thế. Các triệu chứng này có thể đơn độc hoặc phối hợp. [2]

  • Run: là những dộng tác bất thường, không có chủ ý. Run thường quan sát thấy rõ ở đầu các ngón tay, bàn tay, bàn chân, có thể run thể hiện cả ở mặt (môi, lưỡi, hàm dưới và cằm). Run tăng lên khi nghỉ và xúc động, nhưng khi bệnh nhân làm động tác hữu ý thì run giảm đi hoặc không run.
  • Trương lực cơ tăng quá mức, thường xuất hiện ở cơ chống đối với trọng lực, do đó bệnh nhân thường ở tư thế nửa gấp. Sờ nắn bắp cơ thấy căng cứng, mức độ co duỗi của bắp cơ giảm. Giảm vung vẩy tay khi đi lại.
  • Bất động (Giảm động tác): biểu hiện là các động tác chủ động và bị động đều giảm, khởi động chậm chạp, bất thường, giảm tốc độ thực hiện các động tác, làm các động tác trở nên nghèo nàn. Người bệnh thực hiện các động tác nhanh chóng bị mệt và nhiều khi dừng lại ngaykhi đang cử động. Vẻ mặt bất động như mặt nạ, ít biểu lộ cảm xúc, ít nháy mắt, cử động môi lưỡi chậm, ít nuốt, lời nói chậm chạp, mất âm điệu.
  • Bất thường về dáng đi và tư thế: tư thế điển hình của người bệnh Parkinson là tư thế gấp. Lúc đầu gấp ở khuỷu tay, giai đoạn sau thì đầu và thân chúi ra trước, chi trên gấp và khép. Người bệnh như bị đông cứng trong tư thê này khi hoạt động. Khi bắt đầu đi bộ, hai chân như dán trên mặt đất, bước đi ngắn chậm, chúi người ra phía trước, trong khi đi người bệnh di chuyển thành một khối, không mềm mại, sau đó người bệnh đi bước nhỏ kéo lê nhanh và không thể ngừng lại ngay hay xoay về một bên theo ý muốn, có xu hướng tăng dần tốc độ như chạy để để phòng ngã.

 

Ngoài ra bệnh có thể có những triệu chứng khác như: cảm thấy đau đớn linh tinh, không chịu được nóng bức, ra nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn, hay chảy nước dãi, táo bón, phù, tím tái đầu chi. Có thể có rố loạn cảm xúc như biểu hiện trầm cảm.

 

Các chức năng trí tuệ vẫn tốt và không có biểu hiện sa sút trí tuệ, nhưng hoạt động tâm trí thường chậm chạp.

 

4.2. Các xét nghiệm thăm dò

 

Trong bệnh Parkinson, các phương pháp thăm dò như chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ hạt nhân não cho thấy các dấu hiêu không đặc trưng như: teo não lan tỏa, có một vài nốt calci hóa, các não thất giãn nhẹ.

 

4.3. Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?

 

Parkinson có thời gian ủ bệnh âm thầm, tiến triển chậm, không có dấu hiệu đặc hiệu. Khi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện thì >80% dopamin trong não đã bị mất đi.

 

Tiến triển của bệnh Parkinson có thể được chia thành 5 giai đoạn: [3]

  • Giai đoạn tiền triệu (không triệu chứng): có thể kéo dài tới 5 năm.
  • Giai đoạn triệu chứng sớm: các rối loạn nhỏ, có thể không cần dùng thuốc.
  • Giai đoạn điều trị chủ yếu (5-7 năm): dùng Levodopa có tác dụng tốt.
  • Giai đoạn muộn: hiệu quả levodopa giảm sút.
  • Giai đoạn cuối cùng: bệnh vô cùng khó kiểm soát.

 

benh-parkinson-3

 

4.4. Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

 

Tiến triển của bệnh Parkinson rất đa dạng và khó xác định rằng: liệu việc điều trị có làm chậm tiến triển của bệnh hay không. Khi có các biểu hiện: rối loạn vận động kháng thuốc, suy giảm trí tuệ, mất trí tuệ và các rối loạn tâm thàn khác là dấu hiệu bệnh tiến triển nặng lên.

 

Nếu không dược điều trị, thời gian sống sô]ót khoảng 10 năm kể từ khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân có tỷ lệ chết cao gấp 3 lần so với người bình thường. Điều trị tối ưu bằng thuốc làm tăng gấp đôi thời gian sống sót trung bình và tuổi thọ dự tính hiện nay tiến gần tới mức bình thường.

 

5. Điều trị bệnh Parkinson

 

5.1. Nguyên tắc điều trị

 

Bệnh Parkinson có chữa được không? Thông thường bệnh sẽ được khám và điều trị dựa trên ba nguyên tắc sau:

  • Làm giảm triệu chứng bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng.
  • Phòng ngừa biến chứng xa.
  • Phục hồi chức năng.

 

5.2. Các biện pháp điều trị cụ thể

 

  • Điều trị nội khoa bằng thuốc.
  • Phẫu thuật: cắt bỏ đồi thị hoặc cắt bỏ nhân đậu với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Hiện nay còn đang thử nghiệm phương pháp cấy tủy thượng thận hoặc mô liềm đen bào thaivµo nhân đuôi ở não. Kinh nghiệm cho thấy chữa bệnh bằng phấu thuật có tỉ lệ thành công cao hơn ở những người chưa đến 60 tuổi.
  • Phục hồi chức năng: liệu pháp vận động, vật lý, xoa bóp, tâm lý... cần được tiến hành đồng thời với điều trị nội khoa hay phẫu thuật.
  • Dinh dưỡng: bệnh nhân Parkinson hay bị táo bón do triệu chứng bệnh hoặc do điều trị bằng thuốc kháng cholin hay levodopa. Do đó cần ăn đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ và uống nhiều nước.

 

5.3. Điều trị bằng thuốc

 

benh-parkinson-4

 

Các thuốc điều trị Parkinson có tác dụng làm giảm triệu chứng, giúp cho bệnh nhân duy trì được mức độ chủ động, ít bị phụ thuộc trong cuộc sống. Gồm các loại thuốc giúp thay thế dopamin ở não, tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị cho bệnh parkinson.

 

5.3.1 Levodopa

 

Là dạng tiền thân của dopamin, là thuốc điều trị phổ biến nhất cho bệnh nhân. [4] . Thuốc có khả năng thâm nhập vào não rồi chuyển hóa thành dopamin, do đó phục hồi mức dopamin bị suy giảm ở các nhân xám. Các thuốc chứa hoạt chất Levodopa như Stalevo, Madopar HBS 125mg, Madopar Tab.250mg.

 

Các chất đồng vận dopamin (Bromocriptin (Thuốc Parlodel 2,5mg) , pergolid, pramipexol, piribesdil...) tác dụng kích thích trực tiếp các thụ thể dopamin ở sau synap tại thể vân.

 

5.3.2. Amantadin

 

Chỉ định cho những bệnh nhân nhẹ, cơ chế tác dụng chưa rõ.

 

5.3.3. Selegillin

 

Thuốc ức chế men monoamin oxidase B làm ngăn ngừa sự phânhuyycuar các dopamin nội sinh và ngoại sinh ở trung ương.

 

5.3.4. Các thuốc kháng cholin

 

Các thuốc trong nhóm như Trihexyphenidyl (Thuốc Apo-Trihex 2mg, Artane 2mg, Danapha-Trihex 2), procyclidin, cicrimin, triperidin: tác dụng loại trừ hoạt động quá mức của cholin ở não, làm giảm triệu chứng run và cứng hơn là giảm triệu chứng vẫn động chậm.

 

5.3.5. Các thuốc bổ trợ giúp tăng cường tuần hoàn não, dinh dưỡng thần kinh giúp cải thiện tình trạng bệnh

 

Như Bilomag, Strocit 500, Cavinton 5mg, Kungcef Tab, Neurogesic-M, Neuceris..

 

5.4. Người bệnh Parkinson có thể giúp mình bằng cách nào?

 

Không chỉ cần sự hỗ trợ của thuốc, mà bệnh nhân parkinson cũng có thể tự giúp mình có cuộc sống thoải mái hơn bằng cách:

  • Thảo luận với bác sĩ để để càng hiểu thêm về vẫn đề dùng thuốc men chừng nào càng tốt chừng ấy. Hiểu khi nào thuốc hoạt động hữu hiệu nhất sẽ dễ dàng sắp xếp các sinh hoạt tốt hơn.
  • Học các phương pháp làm giảm những căng thẳng tinh thần (ví dụ tĩnh tâm bằng ngồi thiền) hoặc các biện pháp giúp cho tinh thần và thể chất được thoải mái khác.
  • Tập thể dục thường xuyên và tăng vận động. [5]
  • Giải thích cho gia đình và bạn bè hiểu về bệnh Parkinson ảnh hưởng đến mình như thế nào để mọi người hỗ trợ trong quá trình điều trị.
  • Một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng, uống đủ nước để phòng ngừa táo bón, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Mayo Clinic Ngày đăng 08 tháng 12 năm 2020. Parkinson's disease, Mayo Clinic. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

[2]  NIH National Institute on Aging (NIA)(Ngày đăng 16 tháng 5 năm 2017). Parkinson's Disease, NIA. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

[3] Dr. Ahmad Elkouzi. What Is Parkinson's?, Parkinson's Foundation. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

[4] Seunggu Han, MD (Ngày đăng 17 tháng 6 năm 2021). Everything You Want to Know About Parkinson’s Disease, Healthline. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

[5] Mayo Clinic (Ngày đăng 08 tháng 12 năm 2020). Parkinson's disease, Mayo Clinic. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

Nguồn: [Trung Tâm Thuốc] Bệnh Parkinson: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Liên hệ

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ ACESO

  • Địa chỉ: Số 11 Ngõ 270 Lê Trọng Tấn. Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Số điện thoại: (024) 6685 0445 – 090 345 6934.
  • Email: info@acesopharma.vn
  • Website: http://acesopharma.vn

Facebook

mess.png

zalo.png

call.png

call.png